IFO là gì? IFO tồn tại những rủi ro nào mà người tham gia cần phải tìm hiểu kĩ trước khi tham gia. Bài viết dưới đây Coin86 sẽ cho bạn cái nhìn khách quan nhất về IFO.
IFO là gì ?
- IFO (Initial Farm Offering) là một hình thức gọi vốn bằng cách Yield Farming trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Đây là một hình thức mới của các cách thức huy động vốn như ICO / IEO / IDO và được sáng tạo bởi sàn PancakeSwap.
- Cập nhật mới từ 14/12/2021: Trên PancakeSwap, bắt đầu từ IFO tiếp theo sẽ có cơ chế mới đối với phần CAKE được đóng góp vào IFO CAKE Pool. Trong suốt thời gian diễn ra chương trình IFO ( ví dụ 1 tuần ) số CAKE bạn nắm giữ trung bình trong Pool này sẽ quyết định số CAKE bạn được cam kết trong IFO. Tham khảo cách tham gia IFO 3.0 chi tiết tại:

- Nếu ở các nền tảng khác, người dùng phải mua native token như POLS, DAO,… stake mới có thể tham gia Pool DO, thì với PancakeSwap, người dùng chỉ cần cung cấp thanh khoản một lượng đủ lớn là có thể tham gia mà không dựa vào may mắn.
Rủi ro khi tham gia IFO
- Khi tham gia IFO bạn sẽ gặp phải rủi ro thường thấy nhất – Tổn thất tạm thời (Impermanent Loss) diễn ra khi giá của các token của bạn thay đổi so với khi bạn nạp chúng vào pool. Thay đổi càng lớn thì tổn thất cũng càng lớn.
Impermanent Loss là gì ?
- Impermanent Loss có thể hiểu là Tổn thất tạm thời xảy ra trong quá trình tham gia Yield Farming. Khi bạn cung cấp thanh khoản cho một pool thanh khoản và giá của các tài sản đã nạp vào của bạn thay đổi so với khi bạn nạp tiền vào. Thay đổi càng lớn thì càng có khả năng bạn gặp phải Tổn thất tạm thời.

- Trong trường hợp này, tổn thất có nghĩa là giá trị một đồng đô la nhỏ hơn tại thời điểm bạn rút tiền so với thời điểm bạn nạp tiền vào.
- Các pool chứa tài sản này có một phạm vi giá khá nhỏ, có ít khả năng gặp Tổn thất tạm thời. Các stablecoin hoặc các phiên bản wrapped khác của đồng coin chẳng hạn, vẫn sẽ nằm trong một phạm vi giá tương đối. Trong trường hợp này, các nhà cung cấp thanh khoản (LP) sẽ gặp ít rủi ro tổn thất tạm thời hơn.
Tổn thất tạm thời diễn ra như thế nào ?
Hãy cùng phân tích một vài ví dụ về Tổn thất tạm thời của một nhà cung cấp thanh khoản.
Ví dụ 1:
Hãy cùng phân tích một ví dụ về tổn thất tạm thời của một nhà cung cấp thanh khoản.
Anh A nạp 1 BNB và 100 CAKE vào pool thanh khoản. Trong người tạo lập thị trường tự động (AMM) này, cặp token đưa vào cần phải có giá trị tương đương. Điều này có nghĩa là giá của BNB là 100 CAKE tại thời điểm nạp tiền. Điều đó cũng có nghĩa là giá đô la khoản tiền nạp của Anh A là 200 đô tại thời điểm nạp tiền.
Ngoài ra, có tổng 10 BNB và 1.000 CAKE trong pool do các nhà cung cấp thanh khoản khác như Anh A đưa vào. Vậy, Anh A có 10% cổ phần của pool và tổng thanh khoản là 10.000.Giả sử giá của BNB tăng lên 400 CAKE.
Mặc dù điều này diễn ra nhưng các trader chênh lệch giá (Arbitrage) vẫn sẽ bổ sung CAKE vào pool và lấy BNB ra khỏi nhóm cho tới khi tỉ lệ này phản ánh giá hiện tại. Hãy nhớ rằng, AMM không có sổ lệnh. Thứ quyết định giá tài sản trong pool là tỷ lệ giữa các tài sản trong pool đó. Mặc dù thanh khoản trong pool là một hằng số (10.000), tỷ lệ tài sản trong pool lại thay đổi.
Nếu BNB hiện tại có giá 400 CAKE, tỷ lệ giữa giá BNB và giá CAKE hiện tại trong pool sẽ có sự thay đổi. Hiện tại có 5 BNB và 2.000 CAKE trong pool nhờ vào công sức của các trader chênh lệch giá.
Vậy, Anh A quyết định rút vốn. Như chúng ta đã biết trước đó, anh ấy được hưởng 10% thị phần pool. Do đó, anh có thể rút 0,5 BNB và 200 CAKE, tổng 400 USD. Anh A thu được khoản lợi nhuận kha khá từ số token trị giá 200 USD đã nạp đúng không nào? Tuy nhiên, hãy chờ đã, điều gì sẽ xảy ra nếu Anh A giữ 1 BNB và 100 CAKE? Giá trị đô la kết hợp của các khoản nắm giữ này hiện sẽ là 500 đô.
Chúng ta có thể thấy Anh A sẽ có được lợi lớn hơn bằng cách HODLING thay vì nạp tiền vào pool thanh khoản. Đây gọi là tổn thất tạm thời. Trong trường hợp này, khoản lỗ của Anh A không nhất thiết là khoản tiền nạp ban đầu mà chỉ là một số tiền khá nhỏ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tổn thất tạm thời có thể dẫn tới tổn thất lớn (bao gồm một phần lớn khoản tiền nạp ban đầu).
Như đã nói, ví dụ về Anh A hoàn toàn không liên quan tới phí giao dịch mà anh ấy có thể kiếm được nhờ cung cấp thanh khoản. Trong nhiều trường hợp, phí kiếm được sẽ bù lỗ và khiến việc cung cấp thanh khoản trở nên có lợi. Dù vậy, ta vẫn cần phải hiểu về tổn thất tạm thời trước khi cung cấp thanh khoản cho một giao thức Tài chính Phi tập trung.
Ví dụ 2:
Khi bạn cung cấp thanh khoản cho cặp tiền USDT và ETH. Giả định ban đầu bạn cung cấp khoản tiền điện tử trị giá 1000 USD. Trong đó có chứa 500 USDT và 1 Ethereum trị giá 500 USD.

Sau đó giá của ETH rớt xuống còn 250 USD. Vào lúc này thì giá trị tiền điện tử trong pool thanh khoản của bạn giảm xuống từ 1000 USD xuống còn 707.11 USD. Hãy so sánh với trường hợp bạn không cung cấp thanh khoản:

Nếu bạn không cung cấp thanh khoản, tài sản của bạn có 750 USD (Do ETH giảm giá). Nếu bạn cung cấp thanh khoản, tài sản của bạn có 707,11 USD. Khoản chênh lệch 42,89 USD này chính là Impermanent Loss. Chia cho số lượng tài sản ban đầu chúng ta sẽ tính được tỷ lệ lỗ bằng: $ 42,89 / $ 750 = 5,7%
Ước lượng tổn thất tạm thời
Impermanent Loss xảy ra khi giá của tài sản trong Pool thay đổi. Nhưng nó chính xác là bao nhiêu? Chúng ta có thể vẽ điều này trên đồ thị để tính toán được mức độ tổn thất.
Lưu ý rằng nó không tính đến phí kiếm được để cung cấp thanh khoản.
Dưới đây là tóm tắt nội dung biểu đồ, nói cho chúng ta biết lượng tổn thất so với khi nắm giữ:
- 1,25x thay đổi về giá = 0,6% tổn thất
- 1,50x thay đổi về giá = 2,0% tổn thất
- 1,75x thay đổi về giá = 3,8% tổn thất
- 2x thay đổi về giá = 5,7% tổn thất
- 3x thay đổi về giá = 13,4% tổn thất
- 4x thay đổi về giá = 20,0% tổn thất
- 5x thay đổi về giá = 25,5% tổn thất
Tại sao lại gọi là “tổn thất tạm thời”?
- Vì tổn thất này chỉ xảy ra khi tỷ giá giữa hai loại tài sản thay đổi so với lúc bạn ký quỹ. Chúng sẽ về lại giá trị cũ nếu như tỷ giá của hai loại tài sản đó khôi phục lại như ban đầu. Tuy nhiên tổn thất tạm thời có thể trở thành tổn thất vĩnh viễn nếu tỷ giá của chúng không bao giờ về lại như cũ hoặc bạn rút tiền ra khỏi pool thanh khoản khi tỷ giá đã biến động.
Làm thế nào để tránh gặp phải Impermanent Loss – “Tổn thất tạm thời” ?
- Lưu ý, trên đây là một trong những cách để giảm thiểu tối đa khả năng gặp phải Impermanent Loss
Cách 1: Chờ tỷ lệ giữa hai loại tiền điện tử khôi phục như ban đầu
- Vì đây chỉ là tổn thất tạm thời, chúng sẽ biến mất nếu tỷ giá giữa hai loại coin về lại như cũ
- Hãy xem xét ví dụ 2 của bài viết. Nếu giá của ETH về lại 500 USD như ban đầu thì tỷ lệ tổn thất tạm thời sẽ về 0%. Tuy nhiên cách này không phải là tối ưu do biến động bất thường của tiền điện tử, tỷ giá giữa chúng có thể không bao giờ trở về như ban đầu. Lúc này tổn thất tạm thời sẽ trở thành vĩnh viễn.
Cách 2: Ngừng cung cấp thanh khoản khi thị trường sắp biến động mạnh
- Phương pháp này rất dễ hiểu. Bạn sẽ không có Impermanent Loss nếu bạn không cung cấp thanh khoản.
- Bạn nên áp dụng hành động này khi coin sắp bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh. Lúc này lợi nhuận của việc cung cấp thanh khoản đã không thể bù đắp lại tổn thất tạm thời nên việc dừng cung cấp thanh khoản là điều nên làm.
Cách 3: Chọn những pool thanh khoản có lợi nhuận lớn hơn Impermanent Loss
- Có thể bạn chưa biết rằng lợi nhuận của việc cung cấp thanh khoản dựa vào khối lượng giao dịch. Do đó các pool thanh khoản có khối lượng giao dịch càng cao thì lợi nhuận đem lại càng lớn. Bạn có thể tìm đến những pool thanh khoản có lợi nhuận lớn nhất của AMM để bù lại khoản lỗ.
Cách 4: Chọn những pool thanh khoản có biến động thấp
- Do tổn thất tạm thời diễn ra vì biến động giá, những cặp tiền điện tử có mức độ ổn định cao sẽ có tổn thất tạm thời rất nhỏ. Bạn có thể chọn những cặp stablecoin như USDT/BUSD để farm thanh khoản, chúng sẽ không thể gây tổn thất cho bạn, bù lại, lợi nhuận của chúng thường thấp.
- Tham gia IFO cũng là một trong những cách kiếm được cho bạn một khoản lợi nhuận giá trị. Tuy nhiên việc tham gia IFO phải đi kèm tính toán Impermanent Loss – công việc quan trọng nếu bạn muốn trở thành “nông dân” farm thanh khoản vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận sau cùng. Rất có thể những pool farm thanh khoản có lợi nhuận béo bở lại gây lỗ vốn nên bạn hãy tính toán cẩn thận trước khi tham gia farm . Đầu tư lúc nào cũng đi kèm với rủi ro, đừng vì ham lợi nhuận lớn của farm thanh khoản mà mất mát để tài sản.
- Để có được những “thương vụ” đầu tư an toàn với tính bảo mật cao, đăng kí ngay tài khoản giao dịch trên sàn Binance – Sàn giao dịch lớn nhất thế giới được nhiều người tin dùng.
- Bạn muốn là người may mắn nhận được “kèo thơm” từ hàng loạt những IFO “béo bở” của PancakeSwap, tham gia với chúng tôi tại Telegram Group để nhận được những thông tin cực hot đến từ cộng động Crypto.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của coin86, các bạn nhớ theo dõi các kênh thông tin của coin86 để cập nhật những thông tin mới nhất và trang bị những kiến thức cần thiết trong thị trường Crypto nhé!