Phân tích kỹ thuật trong thị trường Crypto là gì? Nên chú trọng những yếu số nào trong phân tích kỹ thuật Crypto?

 

Phân tích kỹ thuật là gì?

Các nhà đầu tư thường thực hiện các giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật là một phương pháp được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư và xác định các cơ hội giao dịch bằng cách phân tích các xu hướng thống kê thu thập được từ hoạt động giao dịch như chuyển động giá và khối lượng. Có một chiến lược phù hợp cho việc đầu tư và kỹ năng phân tích tình hình thị trường là một yếu tố cần thiết để bắt đầu đầu tư vào thị trường tài chính.

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu đồ thị giá của đồng coin/token và đưa ra nhận định về xu hướng của nó trong tương lai. Việc phân tích này sẽ dựa trên những dữ liệu giá trong quá khứ. Về cơ bản, đồ thị giá được tạo ra cũng là từ việc các nhà đầu tư trên thị trường ra quyết định mua và bán. Chính vì vậy, phân tích kỹ thuật dựa trên đồ thị giá, nói một cách sâu xa chính là chúng ta đang phân tích xu hướng tương lai dựa trên tâm lý mua bán của nhà đầu tư trong quá khứ và hiện tại. Đây cũng là một phần của Lý tuyết Dow, được biết đến như nền móng của phân tích kỹ thuật ngày nay.

Mục đích của phân tích kỹ thuật?

Như đã nói ở trên, phân tích kỹ thuật sẽ giúp cho các nhà đầu tư ra quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả hơn. Cụ thể hơn, phân tích kỹ thuật sẽ giúp cho bạn xác định được một điểm mua hợp lý hay lúc nào nên chốt lời hoặc cắt lỗ. Điều này sẽ giúp cho nguồn lời nhuận của bạn trở nền bền vững chứ không phải ngẫu nhiên, tự phát.

Trong đầu tử, nếu bạn thành công 9 giao dịch nhưng không hiểu vì sao mình thành công, thì rất có khả năng bạn sẽ mất hết vào giao dịch số 10. Còn khi đã qua phân tích kỹ thuật, bạn sẽ biết được lý do mình thu lợi hay lý do mình thất bại. Từ đó, qua thời gian thì kỹ năng phân tích kỹ thuật của bạn sẽ được tăng cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với lợi nhuận của bạn cũng sẽ được tăng theo.

Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 03 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán.

  • Công cụ báo động: phân tích kỹ thuật cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ & kháng cự và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với trader, việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm sẽ giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời.
  • Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phân tích kỹ thuật khác hoặc các phương pháp khác để đánh giá về xu thế của giá chứng khoán. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
  • Công cụ dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.

 

Một số phương pháp/trường phái phân tích kỹ thuật

Có rất nhiều trường phái và phương pháp PTKT khác nhau, nhưng sau đây là những trường phái, phương pháp thông dụng nhất:

1.Trường phái, phương pháp phân tích đồ thị nến Nhật (Candlestick Charting).

2.Trường phái, phương pháp phân tích nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory).

3.Trường phái, phương pháp ứng dụng mô hình đảo chiều (Reversal) và mô hình tiếp tục (continues).

4.Trường phái, phương pháp phân tích lý thuyết Dow (Dow Theory)

5.Phương pháp ứng dụng xường xu hướng (Trendline Charting).

6.Phương pháp ứng dụng dãy số fibonacci (Fibonacci Series).

7.Phương pháp ứng dụng các hệ thống chỉ báo Phân tích kỹ thuật (Technical Indicator).

8.Phương pháp ứng dụng điểm Pivot (Pivot Point).

9.Phương pháp phân tích mây Ichimoku

10.Phương pháp phân tích của Wyckoff – Wyckoff Analysis

Lộ trình học phân tích kỹ thuật như thế nào?

Đọc hiểu biểu đồ giá

Hiện tại, có rất nhiều loại biểu đồ giá. Tuy nhiên, phổ biến nhất có lẽ là 3 loại sau: biểu đồ đường, biểu đồ thanh và đặc biệt là biểu đồ nến.

  • Biểu đồ đường (Line chart): là hình thức cơ bản nhất của biểu đồ giá trên thị trường tài chính. Nó được dùng cả ở trong chứng khoán hay crypto. Đường kẻ được vẽ dựa trên giá đóng cửa của phiên trước đến giá đóng cửa phiên tiếp theo. Biểu đồ này giúp người dùng dễ dàng đánh giá đucợ chuyển động chung của đồ thị trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Biểu đồ thanh (Bar chart): biểu đồ này có tính phức tạp hơn biểu đồ đường một chút. Nó cho biết cả giá giao dịch thấp nhất và cao nhất. Ngoài ra, giá mở cửa, đóng cửa sẽ tương ứng với dấu ngang bên trái và bên phải của thanh dọc
  • Biểu đồ nến (Candlestick chart): Đây là biểu đồ phổ biến nhất bởi tính trực quan của nó. Biểu đồ nến cung cấp đầy đủ giá cao nhất, thấp nhất, đóng cửa, mở cửa của giá. Nến bao gồm phần thân nến và râu nến và màu sắc xanh và đỏ khác nhau giúp người dùng dễ dàng thu thập thông tin về dữ liệu giá hôm đó.
    Mỗi nhà đầu tư sẽ có sở thích cũng như phù hợp với loại biểu đồ khác nhau. Nhưng Binancegate vẫn khuyến nghị bạn nên sử dụng biểu đồ nến. Nến nhật có thể đọc hiểu như sau:

Một cây nến nhật điển hình sẽ có 3 điểm cần chú ý chính là đầu nến, đuôi nến và râu nến. Mỗi cây nến sẽ mô tả chuyển động giá trong một khoảng thời gian nhất định khi bạn chọn để xem.

  • Giá mở cửa (Open): Giá này chính là mức giá của giao dịch đầu tiên được thực hiện trong khoảng thời gian bạn chọn. Nếu giá có xu hướng tăng lên thì nến sẽ giữ sắc xanh. Ngược lại, nếu giá giảm xuống so với giá mở cửa thì sẽ có màu đỏ. Sau khi kết thúc một nến, giá mở cửa sẽ là đuôi nến nếu nến xanh, đầu nến nếu nến đỏ.
  • Giá cao nhất (High) & giá thấp nhất (Low): Phần bóng nến hay còn gọi là râu nến thể hiện các mức giá giao dịch cao hoặc thấp nhất trong khoảng thời gian.
  • Giá đóng cửa (Close): Mức giá cuối cùng được giao dịch trong kỳ hình thành nến. Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì nến sẽ có màu đỏ, ngược lại, giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì nến xanh.

Học các chỉ báo phân tích kỹ thuật

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá mà tại đó xu hướng được kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng và hành vi đó có khả năng rằng sẽ lặp lại trong tương lai.

Hỗ trợ là vùng giá mà tại đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng này, lực mua sẽ chiếm ưu thế hơn so với lực bán.

Kháng cự là vùng giá mà tại đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng lại, lực bán sẽ chiếm ưu thế hơn so với lực mua.

Ví dụ về hỗ trợ và kháng cự trong xu hướng tăng

– Khi giá đi lên và giảm, vùng giá cao nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự

– Khi giá điều chỉnh giảm và bật tăng, vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng gọi là vùng hỗ trợ.

Ngược lại, trong xu hướng giảm, các vùng hỗ trợ – kháng cự cũng được thiết lập khi giá dao động theo thời gian. Xem thêm về cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Đường trung bình động đơn giản (SMA)

Đường trung bình di động đơn giản SMA (Simple Moving Average) được tính toán bằng cách lấy tổng mức giá (đóng cửa, mở cửa) của giai đoạn được chọn để tính SMA ( thông thường là 5, 10 (9), hay 20….) chia cho tổng số phiên được chọn.

Ưu điểm: SMA đơn giản dễ sử dụng, dễ tính toán. Đưa ra tín hiệu xu hướng dài hạn có độ tin cậy cao.

Nhược điểm: SMA là một chỉ báo dựa trên các dữ liệu trong quá khứ, biến động khá chậm vì vậy thời gian càng dài thì độ trễ càng lớn theo.

Các dải Bollinger Bands (BB)

Bollinger bands công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Cấu tạo chỉ báo Bollinger bands bao gồm một đường trung bình động ở giữa và hai đường biên trên, biên dưới.

Khoảng cách giữa đường MA với các dải bollinger của nó được xác định bởi mức độ biến động giá. Khi giá chứng khoán biến động mạnh, dải bollinger sẽ mở rộng và ngược lại khi giá chứng khoán biến động ít hơn, dải bollinger sẽ dần thu hẹp lại.

Cách dùng Bollinger Bands

Khi giá của cổ phiếu bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá mức.

Khi giá của cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn biên độ, cổ phiếu có thể bị bán quá mức.

Bollinger bands không phải là một hệ thống giao dịch độc lập, để tăng hiệu quả khi sử dụng trong phân tích kỹ thuật khi dự đoán xu hướng giá, nhà đầu tư có thể kết hợp thêm các chỉ báo phân tích khác như: RSI, MACD…

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ báo kỹ thuật RSI so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng giá so với số ngày giảm giá với dữ liệu giao động trong khoảng từ 0 đến 100 (mức trung bình là 50). Chỉ số RSI sử dụng như một tham số riêng lẻ, con số đo lường thời gian để tính toán độ giao động (thông thường là 14 ngày).

Chỉ số RSI được tính theo thang điểm từ 1 đến 100, thông thường, trên 70 là dấu hiệu cho thấy tài sản đang ở mức quá mua, dưới 30 là thể hiện tài sản đang ở mức quá bán

RSI<30: MUA khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30

RSI>70: BÁN khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70

Ưu điểm: RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.

Nhược điểm: Cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng kết hợp cùng các công cụ khác.

Ngoài ra, còn có rất nhiều chỉ số phân tích kỹ thuật khác như MACD, Volume, Fibonacci…Chúng ta sẽ tìm hiểu ở các bài sau để có thể kết hợp nhiều chỉ số và bổ trợ lẫn nhau trong quá trình phân tích kỹ thuật.

Nên phối hợp các chỉ báo và mô hình nến

Sau khi đã nắm được lý thuyết về các chỉ báo và mô hình nến, để vận dụng phối hợp một cách hiệu lại là một câu chuyện khác. Bạn sẽ cần một khoảng thời gian mới có thể tìm ra các chỉ báo và công cụ phù hợp với cá nhân bạn. Những điều bạn cần lưu ý khi phân tích kỹ thuật là:

  • Không nên quá lạm dụng các chỉ báo và công cụ
  • Không tuân thủ mục tiêu và nguyên tắc đã đề ra
  • Đặt nhiều kỳ vọng của bản thân lên sự tăng trưởng của coin/token
  • Quá vội vàng trong việc tin vào một tín hiệu đơn lẻ

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được phân tích kỹ thuật là gì và những lưu ý cơ bản khi vận dụng nó. Những gì Coin86 cho bạn thấy ở đây chỉ là một phần nhỏ trong thế giới phân tích kỹ thuật. Bạn sẽ cần luôn tìm tòi học hỏi và rèn luyện để có thể trở thành nhà đầu tư hiệu quả.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của coin86, các bạn nhớ theo dõi các kênh thông tin của coin86 để cập nhật những thông tin mới nhất và trang bị những kiến thức cần thiết trong thị trường Crypto nhé!